Tiềm năng dự án tầm quốc gia – khu vực: Vinhome Cần Giờ – Vin Cần Giờ

Vingroup thường chọn những vị trí “đất vàng” để đầu tư, nhưng lần này, chọn Cần Giờ có phải là một sự mạo hiểm?

Cùng tìm hiểu những phân tích “sắc nét” của PGS. TS. Trần Đình Thiên – thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ Tướng.

Khái niệm truyền thống về đất đai

Mỗi thời, khái niệm “đất vàng” lại thay đổi. Thời nông nghiệp lúa nước truyền thống, đất Thái Bình, Nam Định, Hải Dương là “đất vàng” – do đồng bằng có lợi thế để trồng lúa, phát triển nông nghiệp truyền thống. Trong khi đó, những địa phương miền núi như Sơn La, Hòa Bình hầu như không có lợi thế để phát triển nền nông nghiệp này. Những địa phương đó được liệt vào loại “khó khăn”, tức là rất khó phát triển.

Nhưng hiện giờ, tình thế bắt đầu đảo ngược. Sơn La trồng nhãn, chanh leo, phát triển du lịch, Hòa Bình trồng cam đặc sản, nuôi bò Nhật Bản, khai thác lòng hồ thủy điện… Nuôi trồng các loại cây, con đặc sản, sạch, sử dụng công nghệ cao nên các tỉnh này tiến ra thị trường với lợi thế lớn. Họ “đảo thế”, “trở mình” nên “ăn to” hơn Thái Bình, Hưng Yên, ít nhất cũng từ góc độ nông nghiệp cũ và nguồn lực truyền thống. Rõ ràng là lợi thế, đặc biệt là lợi thế đất đai, đã thay đổi theo thời đại. Thái Bình, Hải Dương hay Hưng Yên, nông nghiệp bắt đầu thấy “khó đua” với Sơn La hay Gia Lai, Đắk Lắk rồi.

Nhưng điển hình nhất của việc “lật ngược tình thế” có lẽ là Ninh Thuận. Một vùng đất cằn cỗi, nghèo khó, hầu như chỉ có nắng gió, lũ lụt và bão tố. Khó khăn không thể tưởng tượng. Đến đây mới thấy người dân làm nông nghiệp khổ cực như thế nào. Nhưng ở Ninh Thuận hiện nay, thời đó đang đi nhanh vào quá khứ. Đất cằn vì hạn, vì quá nhiều nắng và gió – những bất lợi thế tuyệt đối đối với nền nông nghiệp truyền thống đó giờ đây lại biến thành thế mạnh khác thường: Ninh Thuận đang trở thành “vương quốc” của điện gió và điện mặt trời, của du lịch đẳng cấp cao, đang làm giàu nhờ chính những thứ đã từng làm nghèo mảnh đất này suốt nhiều thế kỷ.

Phân tích như vậy để thấy, mỗi thời có cách tư duy về lợi thế khác nhau. Những người tiên phong, nhờ tầm nhìn vượt trước, thường nhìn thấy “vàng” ở những chỗ tưởng như “đã kiệt cùng năng lực phát triển” theo lối truyền thống.

Khái niệm hiện đại về khai thác giá trị của đất đai và tầm nhìn của Vingroup

Gần đây, nhờ chuyển sang thời đại phát triển mới – thị trường, hội nhập, công nghệ cao, ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều người có năng lực nhìn và hành động như vậy. Ông Trần Bá Dương khởi nghiệp làm ô tô Trường Hải ở vùng đất toàn cát, gió và nắng Chu Lai. Ông Nguyễn Đăng Cường làm giàu nhờ nuôi hàng vạn con vịt trời ở vùng đất thuần nông nghèo khó Thuận Thành (Bắc Ninh). Tôi chỉ nêu 2 ví dụ vươn lên từ hai hoàn cảnh khác nhau, đại diện cho rất nhiều ví dụ tương tự đang có ở nước ta.

Đối với trường hợp ông Phạm Nhật Vượng, có lẽ Vinhome Cần Giờ không phải là lựa chọn hành động đầu tiên của ông theo kiểu tạo lợi thế phát triển từ một vùng bất lợi thế. Dự án ô tô VinFast đã từng là một lựa chọn tương tự cách đây mấy năm. Từ vùng đất ngập mặn hoang hóa ở An Hải, Hải Phòng, nơi mà theo thước đo truyền thống, giá trị đất là không đáng kể, ông đã dựng nên Khu Công nghiệp ô tô VinFast rộng 800ha, chỉ sau chưa đầy một năm khởi công. Điều đó giống như một kỳ tích công nghiệp hiện đại. Phạm Nhật Vượng đã biết nhìn thời thế, nhận diện đúng những xu thế tương lai để tạo lợi thế phát triển từ vùng đất đầy “bất lợi thế” hiện tại.

Nhưng VinFast, như chúng ta biết, không phải là ví dụ duy nhất về cách tư duy và hành động khác thường của Phạm Nhật Vượng.

Trở lại với Dự án Khu Du lịch biển Cần Giờ – Vin Cần Giờ, chưa bàn đến chi phí, lợi nhuận hay câu chuyện đánh đổi, việc lựa chọn Cần Giờ của ông Phạm Nhật Vượng dường như đã thể hiện một tầm nhìn khác thường. Đó là việc “quyết chọn” một tọa độ nói chung là “khó chấp nhận”, dù nhìn từ góc độ nào, kinh tế hay văn hóa – xã hội, để thực hiện một dự án phát triển tầm cỡ.

Vin Cần Giờ là một vị trí “khó nhằn”, nhiều bất lợi thế về phương diện đầu tư, nhất là đối với những dự án “vượt tầm” kiểu như dự án Vingroup định làm – nền đất quá yếu, mặt bằng không có, thiếu nước ngọt, thiếu kết nối giao thông.

Địa điểm thực hiện dự án lại thuộc khu vực “nhạy cảm”, đặc biệt là về môi trường – gần rừng ngập mặn “ram sa” quốc tế, gần khu dự trữ sinh quyển quốc gia, là tọa độ “chắn sóng ngăn gió” cho cả TP.HCM phía đất liền.

Không hề ngẫu nhiên khi cho đến giờ, Cần Giờ vẫn còn nhiều “nguyên sơ” đến vậy. Nói hình ảnh một chút, đó là mảnh đất mà về phương diện đầu tư phát triển, chỉ dành cho những kẻ “điên rồ”.

Theo cách nhìn như vậy có thể thấy, ông Phạm Nhật Vượng làm dự án này với một tầm nhìn khác, không theo logic thông thường.

Nhưng trong thời đại này, theo tôi, nếu nhìn theo cách như thế, khi xử lý được vấn đề đánh đổi, chúng ta sẽ có một dự án phát triển tuyệt vời, có thể tạo sức bật rất lớn, không chỉ cho Vingroup hay TP.HCM, mà cho cả quốc gia.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0931837979
ĐĂNG KÝ
NHẬN THÔNG TIN
Hotline
0931837979
ĐĂNG KÝ
NHẬN THÔNG TIN